In lụa là gì? Khám phá từ A đến Z về kỹ thuật in lụa

In lụa là kỹ thuật in truyền thống có giá thành rẻ nhất nhưng vẫn chất lượng hình ảnh in ra luôn đạt yêu cầu thẩm mỹ và rõ nét. Đó cũng là nguyên do mặc cho nhiều công nghệ in hiện đại phát triển, nhưng in lụa vẫn luôn được khách hàng cân nhắc lựa chọn khi có nhu cầu. 

In lụa là gì? In lụa có phải là in lưới không?

In lụa là kỹ thuật sử dụng khuôn in làm bằng tơ lụa để định vị phần hình ảnh cần in, mực in đổ vào khuôn, được tán đều bằng dao gạt và ép lên bề mặt vật liệu.

Tên gọi của kỹ thuật in lụa xuất phát từ nguồn vật liệu làm khuôn in là từ tơ lụa. Nhưng hiện tại, bản lưới được thay thế bằng nhiều vật liệu khác để thuận tiện và tăng độ bền như kim loại, vải sợi bông, vải sợi hóa học… nên tên gọi cũng vì vậy được đổi mới thành in lưới.

in_lua_la_gi

Nguyên lý của kỹ thuật in lụa

Phương pháp in lụa khá đơn giản dựa trên nguyên lý thẩm thấu mực qua lớp lưới lụa. Mực in được đổ đầy khuôn lưới làm từ chất liệu kim loại nhôm hoặc nhựa tổng hợp, dùng dao cao su gạt qua. Dưới áp lực khi dao gạt đi qua, mực thấm qua những lỗ lưới không bít để tạo thành hình ảnh hoàn thiện.

nguyen_ly_cua_ky_thuat_in_lua

Ưu và Nhược điểm của công nghệ in lụa

Ưu điểm:

  • Thực hiện được trên nhiều bề mặt vật liệu đa dạng
  • Chi phí sản xuất thấp, có thể tự làm thủ công, không cần đầu tư máy móc hiện đại
  • Chất lượng hình ảnh đẹp mắt, tùy chọn màu sắc theo yêu cầu.

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều thời gian làm khuôn in nếu hình ảnh in có nhiều màu tương ứng cho từng màu mực
  • Chỉ phù hợp với bản in đơn sắc
  • Chất lượng mẫu in phụ thuộc vào tay nghề người thợ, dễ bị lem mờ, đứt gãy

uu_va_nhuoc_diem_cua_cong_nghe_in_lua

Khi nào nên sử dụng kỹ thuật in lụa

In lụa chỉ phù hợp với nhu cầu in sản phẩm số lượng ít và không có quá nhiều màu sắc. Hơn nữa, kỹ thuật in lụa thủ công đáp ứng cho các bản in đơn giản, không cầu kỳ nhiều chi tiết.

khi_nao_nen_su_dung_ky_thuat_in_lua

Ứng dụng của công nghệ in lụa

Kỹ thuật in lụa đã có từ lâu nhưng vẫn được ưa chuộng cho đến hiện tại. Với phương pháp in này, chúng ta có thể thực hiện trên mọi chất liệu giấy, nhựa, vải, kể cả gốm sứ, gạch men, thủy tinh, gỗ,... Do đó phương pháp này phù hợp trong sản xuất in ấn quần áo, đồ mỹ nghệ, đồ thủ công số lượng ít hoặc các mặt hàng tiêu dùng, bao bì sản phẩm,... 

ung_dung_cua_cong_nghe_in_lua

Quy trình của kỹ thuật in lụa

Bước 1: Chuẩn bị khung in và pha keo

Khung in lụa được làm bằng hợp kim hoặc gỗ với hình dạng chữ nhật hoặc hình vuông. Phần lưới in làm bằng chất liệu đa dạng hơn như kim loại, lụa, bông hoặc vải cotton. Phần lưới này sẽ chia làm hai phần gồm phần tử in và phần không in.

Keo PVA được pha có độ sệt nhất định đảm bảo đảm hiệu quả khi phủ trên mặt lưới.

Bước 2: Chụp bảng phim và tạo khuôn in

Dùng keo đã pha sẵn tráng đều bề mặt lưới in và sấy khô. Kế đến là bước chụp phim cho lưới in bằng cách đặt bảng phim lên lớp keo đã tráng và đem ra ngoài ánh sáng đèn hoặc ánh nắng mặt trời để chụp bản.

Sau khoảng vài phút, thợ sẽ lấy khuôn ra rửa qua nước để tẩy đi lớp keo. Nhờ đó, khi mực in đi qua có thể thẩm thấu qua lưới in lên bề mặt vật liệu.

Lưu ý: trong in lụa, mỗi màu tương ứng với một bảng phim nên bản in bao nhiêu màu sắc sẽ cần làm bấy nhiêu bảng phim.

Bước 3: Pha mực

Mực in của in lụa thường có độ dẻo và sệt hơn các loại mực của các kỹ thuật in khác. Khi thực hiện in, người thợ sẽ bắt đầu pha trộn tạo màu mực đúng với mẫu thiết kế.

Bước 4: In mẫu

Tiến hành cố định vật liệu in lên bàn in bằng cách dán keo chuyên dụng. Sau đó đặt khuôn in lên trên vật liệu in và đổ mực in vào. Kéo lưỡi gạt đi qua lại nhiều lần để mực thấm đều xuống lưới và in lên bề mặt vật liệu.

Thành phẩm tạo ra được đem đi sấy khô hoặc phơi trong 2 ngày để lớp mực khô bám dính chắc hơn.

quy_trinh_cua_ky_thuat_in_lua

Những lỗi thường gặp của công nghệ in lụa

In lụa là một kỹ thuật in đa dụng, tuy nhiên trong quá trình in sẽ gặp phải những lỗi như sau:

  • Chọn sai mắt lưới: dựa trên hình in để chọn mắt lưới phù hợp, đảm bảo khoảng cách hai mắt lưới luôn lớn hơn các nét chi tiết in.
  • Bị bịt mắt lưới: do mực đặc quánh, dung môi khô nhanh hoặc vệ sinh khuôn không sạch. Dùng cồn loãng lau nhiều lần để làm thông thoáng mắt lưới.
  • Mực loang lên bề mặt vật liệu: do bất cẩn khi lấy vật liệu ra khỏi bàn in hoặc mực quá loãng nhớt dễ bị dây bám, lâu khô.
  • Mực xuống nhiều, màu đậm: do độ nhớt mực loãng, mắt lưới thưa nên thay lưới dày hơn hoặc chỉnh độ nhớt mực in.
  • Mực xuống ít, màu nhạt: do mực quá đặc nên pha loãng với dung môi để điều chỉnh độ nhớt mực.
  • Mực không đều màu: do thao tác tay thủ công căn chỉnh lực độ không đồng đều, bàn in hay đáy khuôn không phẳng hoặc khung lưới cong vênh.
  • Chấm lốm đốm trên sản phẩm: lớp keo tráng lưới bị rỗ nên sử dụng dung dịch cảm quang khắc phục.
  • Hiện tượng tĩnh điện: do cảm ứng hoặc ma sát nên sử dụng thiết bị chống tĩnh điện.

nhung_loi_thuong_gap_cua_cong_nghe_in_lua

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về kỹ thuật in lụa giúp bạn có thêm kinh nghiệm để vận hành thực tế. Ngoài ra, Thế Giới Túi Giấy cũng là một trong những xưởng in ấn uy tín vẫn sử dụng kỹ thuật in lụa hiện đại trong sản xuất bao bì, ấn phẩm quảng cáo thương hiệu.

Chúng tôi nhận in lụa theo yêu cầu với mức giá rẻ hợp lý cho mọi đơn hàng. Bên cạnh những ưu đãi giá, khách hàng cũng sẽ được miễn phí 100% thiết kế mẫu, hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn báo giá.

Có thể bạn sẽ quan tâm: In kỹ thuật số là gì? Chi tiết về công nghệ in kỹ thuật số

Bình luận bài viết